Uống nước gì để giảm axit dạ dày và các loại thực phẩm cần tránh
Uống nước gì để giảm axit dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người, bởi lẽ bệnh dạ dày khá phổ biến ở nước ta. Trong bài viết này, Điện máy Tấn Đức sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại nước tốt cho người mắc bệnh dạ dày. Vậy nên đừng bỏ lỡ bài viết này của Điện máy Tấn Đức bạn nhé.
Bệnh dư thừa axit trong dạ dày là bệnh gì?
Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, giúp tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Vậy nên việc dư thừa hoặc thiếu hụt axit trong dạ dày đều gây ra những hậu quả xấu cho cơ thể.
Bệnh dư thừa axit trong dạ dày xảy ra khi độ pH < 3.5 và nồng độ axit vượt mức 0.001 mol/l. Đây là một bệnh lý khá phổ biến liên quan đến dạ dày, dẫn tới mất cân bằng hệ tiêu hóa và gây hại cho cơ thể.
Dư thừa axit trong dạ dày gây trào ngược
Biểu hiện của tình trạng dư thừa axit trong dạ dày
Khi axit trong dạ dày bị dư thừa, hiện tượng trào ngược dạ dày sẽ xảy ra. Đây là hiện tượng axit dạ dày pha trộn với thức ăn bị đẩy ngược lên trên, trào vào ống thực quản.
Một số triệu chứng điển hình phải kể đến của bệnh này là:
- Ợ chua: Đây là triệu chứng thường gặp nhất và nó thường kết hợp với chứng ợ nóng (cảm giác nóng lên trong dạ dày và ổ bụng). Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn những thức ăn khó tiêu, ăn no hoặc sau thời gian nghỉ ngơi. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua trong khoang miệng khi có cảm giác ợ lên.
- Ợ hơi: Đây là triệu chứng xảy ra khi đói và nó thường xuất hiện nhiều sau khi ăn no hoặc khi có cảm giác khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn ói: Thường xuất hiện sau khi ăn.
- Ăn không ngon và khó nuốt trôi: Khi axit và dịch vị trong dạ dày bị trào ngược, miệng sẽ có cảm giác đắng và không muốn ăn. Axit dạ dày trào lên có thể gây sưng thực quản khiến việc nuốt thức ăn gặp khó khăn.
- Ho, viêm họng, tiết nhiều nước bọt, khản tiếng: Khi axit dạ dày ợ lên, miệng sẽ tiết nước bọt nhiều khiến sưng tấy dây thanh quản, gây ho, khàn giọng.
- Đau tức vùng ngực: Nguyên nhân của cảm giác này là do sự kích thích các sợi dây thần kinh trong vùng ngực. Cảm giác đau tức vùng ngực do trào ngược axit dạ dày thường dễ bị hiểu nhầm với bệnh liên quan đến tim mạch.
Uống nước gì để giảm axit dạ dày?
Để giảm axit trong dạ dày, bạn có thể sử dụng một số loại đồ uống sau đây:
Nước ion kiềm
Uống nước ion kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày
Các loại nước ion kiềm có độ pH > 7 giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và vận chuyển thức ăn ra khỏi dạ dày để đi vào ruột non. Nhờ đó mà các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày được cải thiện đáng kể. Theo một nghiên cứu năm của Nhật Bản vào 2019 và đã được đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ thì nước uống ion kiềm có thể giảm các triệu chứng tiêu hóa, ví dụ như trào ngược axit trong dạ dày.
Hiện nay, nước ion kiềm đã có thể tự tạo ra tại nhà bằng việc sử dụng máy lọc nước ion kiềm. Tùy vào điều kiện tài chính cá nhân mà bạn hãy cân nhắc một sản phẩm máy lọc nước ion kiềm phù hợp nhất nhé.Trà thảo mộc
Có một số loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà cam thảo, trà cây du trơn,… có khả năng cải thiện tình trạng chướng khí, buồn nôn và làm dịu lớp niêm mạc dạ dày, thực quản đang bị tổn thương do axit dạ dày gây ra.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 – 4 tách trà thảo dược. Lưu ý rằng một số loại trà thảo dược có thể tương tác với một số loại thuốc Tây. Vậy nên bạn cần thận trọng khi sử dụng, tránh làm mất tác dụng của thuốc.
Các loại sữa có nguồn gốc thực vật
Với người không dung nạp được lactose hoặc bị tăng các triệu chứng trào ngược dạ dày do sử dụng các sản phẩm từ sữa động vật, sữa thực vật là sự thay thế lý tưởng. Bạn có thể lựa chọn các loại sữa như sữa đậu nành, sữa hạt điều, sữa dừa, sữa lanh, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân,… Những loại sữa này đều có hàm lượng chất béo thấp hơn sữa động vật nên nó sẽ an toàn hơn cho những người đang bị trào ngược.
Sữa có nguồn gốc từ thực vật tốt cho dạ dày
Nước ép, sinh tố rau củ, trái cây có tính kiềm
Nước ép, sinh tố trái cây của một số loại quả có tính axit cao như dứa, cam, bưởi,… thường chua, khiến dạ dày bị kích thích và tăng tiết dịch vị. Vậy nên bạn cần tránh những loại trái cây này, thay vào đó là sử dụng các loại rau củ, trái cây giàu tính kiềm như lô hội, dưa hấu, dưa chuột, rau bina, bông cải xanh, cà rốt... Bạn có thể sử dụng chúng để ép lấy nước uống hoặc xay sinh tố và thay thế một phần lượng nước lọc trong ngày.
Các loại sữa ít béo hoặc sữa tách béo
Sữa bò chứa thành phần lactose nên có thể gây khó tiêu, đau bụng với những người không thể dung nạp được lactose. Tuy nhiên chất béo trong sữa bò có thể làm giảm nhu động dạ dày, giúp giữ thức ăn chứa nhiều chất béo trong dạ dày lâu hơn. Những người bị trào ngược dạ dày có thể chọn sữa ít béo hoặc sữa tách béo để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Nước dừa
Nước dừa tự nhiên là một sự lựa chọn lý tưởng cho những người bị trào ngược dạ dày. Trong nước dừa có chứa rất nhiều chất điện giải có ích, đặc biệt là kali. Nó giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày.
Đồ uống giàu probiotics
Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho hệ vi sinh trong đường ruột, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược. Không những vậy, các loại đồ uống giàu probiotics còn giúp cơ thể tiêu hóa nhanh và hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thức ăn được tốt hơn.
Các loại đồ uống cần tránh khi bị trào ngược dạ dày
Ngoài các loại thức uống nên sử dụng khi dạ dày dư thừa axit vừa nêu ở trên, bạn cũng cần lưu ý về các loại thức uống không tốt cho bệnh trào ngược dạ dày. Cụ thể là:
Nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas làm tăng axit trong dạ dày
Mặc dù nước ngọt có gas là loại thức uống được rất nhiều người yêu thích nhưng nó lại không tốt cho dạ dày. Nó sẽ khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên và trực tiếp gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi. Việc uống quá nhiều nước ngọt có gas còn gây ảnh hưởng thực quản và dạ dày. Theo thời gian, các độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể.
Nước ép có tính axit
Các loại trái cây có tính axit cao là những loại quả có vị chua, ví dụ như cam, chanh, bưởi, dứa, cà chua,… Nếu sử dụng các loại trái cây này, tình trạng bệnh dạ dày của bạn có thể sẽ nặng hơn.
Cà phê
Trong cà phê có chứa chất kích thích giúp tinh thần thoải mái, minh mẫn hơn. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh dạ dày, loại đồ uống này lại rất có hại vì nó có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch vị axit.
Một số lưu ý về ăn uống cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày
Lưu ý về vấn đề ăn uống cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có thể được cải thiện nếu bạn xây dựng một lối sống khoa học và có chế độ ăn lành mạnh. Bằng cách áp dụng những cách dưới đây, tình trạng bệnh dạ dày của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh việc ăn quá nhiều, quá no một lúc.
- Lựa chọn các thực phẩm giàu tính kiềm, có khả năng trung hòa axit dưa thừa như tinh bột (bột mì, bột yến mạch), rau xanh, đạm dễ tiêu.
- Hạn chế các loại thực phẩm kích thích tăng tiết dịch vị hoặc kích thích cơ thắt dưới thực quản như cam, chanh, dứa, cà chua,… và một số sản phẩm từ sữa.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, giàu chất béo.
- Không hút thuốc, uống nước có gas, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Giữ cho tinh thần được thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng vì nó sẽ kích thích dạ dày co bóp và tăng tiết axit.
- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao, ngủ nghỉ khoa học.
Đó là một số thông tin mà Điện máy Tấn Đức đưa ra để giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Uống nước gì để giảm axit dạ dày. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân để cùng nhau bảo vệ sức khỏe bạn nhé. Và nếu muốn mua máy lọc nước ion kiềm, hãy gọi ngay cho Điện máy Tấn Đức. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.